Thịt Trâu Gác Bếp – Quà tặng từ Tây Bắc

Thịt trâu gác bếp đã trở thành không thể nào bỏ qua khi đến Tây Bắc với vị cay tê từ gia vị đặc trưng miền Tây Bắc, đậm mùi khói bếp khiến bất cứ ai cũng phải mê.

thit say mac khen

Mục lục

    Thịt trâu gác bếp là gì?

    Thịt trâu gác bếp hay còn được gọi là trâu hun khói, thịt trâu khô, trâu sấy khô,… là món ăn đặc biệt từ thịt thăn và bắp trâu tươi, cho chín dần bằng khói bếp củi. Các công đoạn chế biến đến khâu bảo quản trâu gác bếp rất cầu kỳ.

    Ngày xưa, trâu khô gác bếp là món chỉ phổ biến ở người dân tộc Thái Đen, với vị đặc biệt, nó dần trở thành món ăn phổ biến cho các dân tộc thiểu số Tây Bắc và thành món ăn được cả nước yêu thích. Bản chất của món thịt gác bếp này là ngày xưa do bất đắc dĩ, bà con dân tộc sấy khô để ăn dần do không có cách bảo quản thịt lâu ngày.

    Thịt trâu gác bếp chuẩn bao giờ cũng có màu nâu đen của khói, ngửi mùi hơi khô và đặm. Mùi khói quyện với hạt mắc khén khá rõ. Khi chế biến xong, xé thớ thịt phải màu đỏ tươi. Thịt trâu khô là thịt chín, có thể ăn trực tiếp không cần sơ chế.

    Cách làm

    127164394 133123281931924 5491437177290996489 n

    Để làm thịt trâu khô gác bếp thì xưa chỉ đơn giản là: xiên vào và gác nó lên trạn bếp củi! Nhưng gần đây, các gia vị đặc biệt của Tây Bắc khiến món ăn này phổ biến hơn rất nhiều. Sơ qua thì công thức chế biến như sau:

    1. Chọn thịt trâu:

    Thịt trâu chế biến cần phải tươi. Thịt trâu được chọn lựa rất kỹ từ những chú trâu rừng được nuôi thả tự nhiên, ăn cỏ và sống ở rừng, nên thịt trâu sẽ rất săn chắc, ăn ngọt thịt và giàu dinh dưỡng.

    Loại trâu tươi để làm gác bếp là: phần thịt thăn nạc hoặc bắp trâu, tuyệt đối không chứa gân hoặc mỡ. Thái thịt trâu theo thớ dọc thành từng miếng có chiều dài khoảng 20 cm và bề dày khoảng 5 cm, sau đó dần lại thịt cho mềm.

    2. Gia vị

    Gia vị để trộn tẩm ướp cùng cũng được lựa chọn rất kỹ. Tất cả các gia vị đều được lựa chọn khắc khe với tỷ lệ vừa phải gừng, ớt, mắc khén, cho tới những loại gia vị chuyên dùng khác.

    Nướng ớt khô cho đến khi thơm rồi cho vào cối cùng với tỏi, gừng, sả, mắc khén, muối, đường giã nhuyễn hoặc băm nhỏ, sau đó trộn đều thành hỗn hợp gia vị hơi sệt.

    3. Gác bếp sấy khô

    Sấy khô là bước quan trọng nhất, quyết định sự thành bại của món trâu gác bếp này. Để trâu khô ngon thì cần đặc biệt lưu ý khi gác bếp. Đây là cách làm tổng hợp từ một số nơi của người dân tộc thiểu số Tây Bắc, thêm với kinh nghiệm từ chúng tôi:

    • Dải trâu tẩm ướp lên dàn tre hoặc cây mần tứa (cây nướng dồi chó)
    • Nên để trâu miếng đặt nằm, không nên treo dọc (bị khô nước)
    • Khoảng cách vừa phải tầm 60-70cm, gần bị khô, xa thì lâu.
    • Dải lá chuối tươi lên trên để ủ độ nóng, cho ít ngải cứu vào giữa.
    • Gỗ đốt lấy than hoa là gỗ to, chắc luôn âm ỉ cháy tạo khói đều
    • Tuyệt đối không để lên ngọn lửa, chỉ sấy bằng than hoa thôi!
    • Liên tục kiểm tra độ nóng, lật miếng trâu nếu thấy khô mặt
    • Thời gian trung bình làm thương phẩm từ 9-12 tiếng
    • Bước cuối: Cho thịt đã sấy khô vào trõ hấp cách thủy (cho chín đều)

    Để tạo khói bếp đều, nên để than hoa hồng vừa phải (không nên có gió) và quan trọng: Dùng cây ngải cứu (cả thân và lá) ủ lên trên than hoa. Vừa tạo khói nhiều, vừa thêm mùi vị ngải cứu thơm nhẹ vào miếng trâu khô – bí quyết làm nên tuyệt tác ẩm thực này!

    Nếu bạn có nhu cầu mua hoặc cần tư vấn sản phẩm Đặc sản Tây Bắc, có thể liên hệ trực tiếp với Đặc Sản Vùng Tây Bắc qua Hotline 0868668800 ( zalo) để được tư vấn miễn phí.

    Chúng tôi cam kết chất lượng và giá thành sản phẩm tốt nhất trị trường.

    Liên hệ:

    1 bình luận về “Thịt Trâu Gác Bếp – Quà tặng từ Tây Bắc

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Gọi NgayZaloMesseger